Không chỉ là ca khúc giúp “4 chú đại bàng” sở hữu Grammy, Hotel California còn là ca khúc phá vỡ rào cản giữa Rock, R&B và Country, trở thành nỗi khát khao cho mỗi chuyến ngao du kì sơn dị thủy, thành bí ẩn của làng rock thế giới. Ca khúc Hotel California trích từ album cùng tên của nhóm Eagles không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta. Đi nghe nhạc lúc nào cũng thấy các tay đàn thử dây đàn bằng phần Intro của bài hát này, những amateurs lần đầu đi tập đánh đàn cũng mong đánh cho được bài này. Bài hát nổi tiếng đến độ trong những quán cà phê khi mở lên bài này thì thế nào cũng có vài anh chàng hay cô nàng miệng lẩm bẩm: “Chào đón các bạn tới khách sạn California. Chưa nơi nào đẹp tuyệt vời như vậy. Có rất nhiều phòng trong khách sạn, mà bạn có thể tìm thấy bất kì lúc nào trong năm. Những cơn gió thổi bay mái tóc trên con đường cao tốc ban đêm, tôi cảm nhận mùi vị của những ngọn cỏ, ngước nhìn đằng xa tôi thấy ánh sáng lung linh. Tôi phải dừng lại và nghỉ ngơi đêm nay thôi… Cũng giống như bài Californication của Red hot chili peper, Hotel California cũng nói về sự phồn hoa, phù du của chốn này. Ngoài ra, bài hát cũng đề cập đến điểm đặc trưng của những người nổi tiếng, sự giàu có, sự sang trọng cũng như những cuộc tình chớp nhoáng đầy vụ lợi mưu toan, sự thăng hoa của ma túy lẫn sự cô đơn và mất mát. Trong bài hát, “những chú đại bàng” ví mình như những lữ hành đang lang thang trong sa mạc tình cờ tìm được một chỗ dừng chân lý tưởng và “sau khi vào được chỗ dừng chân lý tưởng này rồi thì bạn sẽ vĩnh viễn không bao giờ bước ra”. Sự nổi tiếng của Hotel California không chỉ bởi tiếng đàn guitar tuyệt hảo, giai điệu ngọt ngào, bâng khuâng mà còn bởi không ít những truyền thuyết bí ẩn gắn liền với nó. Một trong những giả thuyết nổi tiếng nhất của bài Hotel California chính là sự ám chỉ về ma túy. Có một giả thuyết khác cũng khá nổi tiếng là bài hát này nói về một nhà thương điên có biệt danh là “Hotel California”, đó chính là bệnh viện tâm thần Camarillo State Hospital ở Los Angeles. Và giả thuyết được nhiều người tán đồng nhất cho rằng bài hát này nói về việc theo đạo Satan của các thành viên Eagles. Có lẽ vì vậy mà ngoài vẻ đẹp nghệ thuật vốn có của nó, Hotel California còn mang trong mình bí ẩn lớn lao. Ra đời vào giữa những năm 70 khi mà phong trào rock thực sự phát triển mạnh mẽ với những cây đại thụ như Led Zeppelin, The Doors đặc biệt là sức hút của The Beatles và ông vua nhạc Rock’n roll Elvis Presley, Hotel California vẫn khẳng định được “sức công phá” mạnh mẽ của nó. Kể từ khi ra mắt, Hotel California đã bán được 16 triệu bản chỉ riêng trên thị trường Mỹ. Từ năm 1976 đến 1977, Hotel California có 8 tuần xếp vị trí quán quân của Billboard. Năm 2001, VH1 của TV network đã chọn Hotel California là album thứ 15 vĩ đại nhất mọi thời đại. Năm 2003, album này đã xếp thứ 37 trên danh sách 500 album vĩ đại nhất mọi thời đại của tạp chí Rolling Stone. Hotel California xếp thứ 13 trong một cuộc điều tra năm 2005 được kênh truyền hình Anh quốc Channel 4 thực hiện để xác định 100 album vĩ đại nhất mọi thời đại. Năm 2006, ca khúc này giành được vị trí quán quân trong bảng xếp hạng 100 album hay nhất mọi thời đại của ABC. Cũng trong năm này, dù đã trở thành những “ông già” U60 nhưng Eagles vẫn có một tour diễn “đình đám” mang tên Từ biệt. Theo thông tin mới nhất từ hãng Universal Music vào tháng 10 năm nay nhóm Eagles sẽ tung ra Group Long Road Out of Eden, album đầu tiên được thực hiện một cách trọn vẹn trong suốt 28 năm hoạt động của ban nhạc. Cũng như nhiều ca khúc huyền thoại khác của nhạc rock , Hotel California là ca khúc chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa khác nhau mà mỗi người nghe đều có thể hiểu theo một nghĩa bằng suy luận của riêng mình. Và chính nó đã đưa cái tên Eagles sánh ngang với các huyền thoại như The Beatles hay Elvis Presley.

Dân guitar Việt Nam bất luận dòng nhạc nào khi mới vác đàn đến nhà thầy để tập cũng mong ước rằng mình sẽ chơi được "Hotel California". Ở Sài Gòn cách đây khoảng mười năm về trước, "Hotel California" dường như trở thành một cơn sốt, đi đâu cũng nghe thấy. Từ các quán cà phê nhạc, các tiệm băng đĩa cho tới các quán karaoke. Đấy là sau khi thiên hạ nghe và mê mẩn phiên bản acoustic của Eagles trong album live "Hell Freeze Over".Mê là thế nhưng khi hỏi đến nội dung của bài này thì mọi người dường như ngậm tăm, ngay cả những anh to mồm nhất thường gào toáng lên "Welcome to the Hotel California!" Mà cũng không thể trách được dân yêu nhạc của ta khi không giải thích được nội dung của Hotel California, ngay cả dân Mỹ cũng chật vật khi tìm lời giải đáp cho bài toán khó này. Có hàng tá giả thuyết về bài hit này của nhóm Eagles mà mỗi giả thuyết đều có lí riêng của nó. Hãy cùng phân tích một số giả thuyết được xem là phổ biến nhất.
Trước hết, hãy nói một chút về album "Hotel California", album này ra đời khi nhóm Eagles đang ở đỉnh cao của sự thành công với đội hình tốt nhất. Đây là thời điểm mà theo Don Henley, Eagles cảm thấy chán ngán vì sự thừa mứa về mặt vật chất lẫn danh vọng. Vì vậy, nhóm muốn làm một album thật sự có ý nghĩa. "Hotel California" được định hình theo kiểu một concept album với những ý tưởng liên kết với nhau qua các ca khúc về những điểm đặc trưng trong cuộc sống của một người nổi tiếng ở Mỹ như danh vọng, những mối quan hệ nguy hiểm, những tình cảm qua đường và đầy toan tính, ma tuý, sự cô đơn và mất mát và chế giễu thuyết toàn cầu của Mỹ. Là những siêu sao, các thành viên Eagles nếm đủ vị ngọt lẫn vị đắng của những vinh quang. Dường như danh vọng không đi liền với những tình cảm chân thật. Càng ở trên đỉnh cao của sự nổi tiếng, họ càng cảm thấy mình mất đi nhiều những người bạn tốt, những người yêu họ thật lòng. Tâm điểm của cả album là ca khúc cùng tên "Hotel California", một ca khúc với phần intro và outro guitar song tấu thật tuyệt vời. Theo nhóm Eagles, "Hotel California" là hình ảnh ẩn dụ về những thứ hào nhoáng và lí tưởng nhất của nước Mỹ: Hollywood, lối sống xa hoa kiểu ngôi sao, vùng đất màu mỡ California...Nhóm ví mình như người lữ hành lái xe đi trên sa mạc bổng dưng tìm được nơi trú chân lí tưởng sau một chuyến đi dài mệt mỏi. Nhưng khi đã đặt chân vào chốn lí tưởng đấy, người lữ hành mới biết là đây là nơi nguy hiểm vì cả đời anh sẽ bị trói buộc vào nó không bao giờ thoát ra được. "You can check out anytime you like, but you can never leave." Sau khi phát hành "Hotel California" được đánh giá cao hơn cả album "Desperado" trước đó của nhóm. Năm 1977, Eagles nhận hai giải Grammys cho album của năm và giải phối âm của năm (bài New Kids in Town). Mặc dù để vuột mất giả ca khúc của năm nhưng ca khúc "Hotel California" nhanh chóng giành được vị trí trong tim người hâm mộ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bài hát cũng gây ra nhiều tranh cãi trong đó có scandal về sự dính líu đến việc thờ phụng quỉ Satan.

Một trong những giả thuyết nổi tiếng nhất về "Hotel California" là sự ám chỉ về ma tuý. Ở đoạn đầu, tác giả nhắc đến "warm smell of colitas rising up to the air". Colitas là nụ hoa của cây cannabis, thành phần chính của chất kích thích marijuana mà tên hoá học là tetra-hydro-cannabinol (THC). Nhiều người cho rằng tựa chính thức của bài hát là "The Hotel California" (THC) nhưng nhóm đã bỏ bớt chữ "The" để tránh sự suy diễn theo kiểu "Lucy in the Sky with Diamonds" của Beatles trước đây. Nhóm Eagles không phủ nhận về việc có đề cập đến ma tuý trong ca khúc này vì đó cũng là một phần của mặt trái sự nổi tiếng, tuy nhiên, các thành viên của nhóm phản đối việc cho rằng nội dung của toàn ca khúc chỉ nói về một cơn say ma tuý.
Một giả thuyết khác cũng khá nổi tiếng về "Hotel California" là giả thuyết về một nhà thương điên có biệt danh là "Hotel California". Đó là bệnh viện tâm thần Camarillo State Hospital ở Los Angeles được xây dựng từ những năm 1930. Bệnh viện này là nơi chữa trị cho các bệnh nhân thuộc dạng nặng và nhiều người trong số họ đã ở lại bệnh viện đến cuối đời. Những gì mà nhóm Eagles miêu tả trong bài hát của họ có nhiều nét khiến người ta liên tưởng đến những ảo giác của người điên trong bệnh viện tâm thần và sự thật là họ "can never leave" bệnh viện này. Một lần nữa Eagles lại lên tiếng phủ nhận những tin đồn liên quan đến bv Camarillo. Nhóm cho rằng mình không biết rằng bệnh viện Camarillo có biệt danh là "Hotel California" và cái tên của nhóm chọn cho bài hát chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Tuy nhiên, nổi tiếng nhất trong các giả thuyết về khách sạn huyền bí này chính là giả thuyết liên quan đến việc theo đạo Satan của các thành viên Eagles. Tại Los Angeles có một nhà thờ cơ Đốc giáo bỏ hoang và từ năm 1969, nó trở thành nơi diễn ra những buổi hành lễ của các giáo phái thờ quỉ Satan. Điều này được nhiều người cho rằng nhóm Eagles đã nhắc đến trong đoạn "we haven''''''''t had that spirit here since 1969". Trong bài hát, "spirit" có nghĩa là rượu mạnh. Người khách yêu cầu bartender mang cho mình loại rượu ưa thích nhưng người phục vụ trả lời rằng mình đã không còn bán loại rượu đó từ năm 1969. Nhưng đối với nhiều người giàu trí tưởng tượng, "Spirit" ở đây ám chỉ "Holy spirit" tức chúa trời và "wine" là biểu tượng của máu của Jesus. Vì thế họ cho rằng từ năm 1969, Chúa đã không còn ngự trong nhà thờ đó mà thay vào đó là quỉ Satan. Một đoạn lời trong ca khúc này được xem là liên quan đến việc tôn thờ Satan là đoạn " they stabbed it with the steely knives but they just can''''''''t kill the Beast". The BEAST là biệt danh của Alistair Crowley, người được xem là giáo chủ của tà giáo ở Anh (Jimmy Page và Ozzy Osbourne rất khoái lão Crowley này). Nhiều người còn cho rằng hình người đứng bên cửa sổ trên bìa đĩa Hotel California là Anton LaVey, giáo chủ Satan ở Mỹ, người mà ít nhất hai thành viên của Eagles là Don Henley và Glenn Frey có quen biết và địa điểm chụp ảnh chính là dinh thự của Anton LaVey. Thực ra địa điểm chụp hình bìa đĩa là khách sạn Beverly Hills ở Hollywood và cái bóng người được cho là Anton LaVey là một phụ nữ được thuê làm mẫu.
Cũng như nhiều ca khúc huyền thoại khác của nhạc rock, "Hotel California" hấp dẫn người nghe bằng chính vẻ đẹp nghệ thuật vốn có của nó và cả bằng những truyền thuyết bí ẩn xung quanh nó. Có lẽ một ca khúc hay là một ca khúc chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa khác nhau mà mỗi người đều có thể hiểu theo cách suy luận của mình.
Free Lossless Audio Codec (Flac): DOWNLOAD
LYRICS
Hotel California
On a dark desert highway, cool wind in my hair
Warm smell of colitas, rising up through the air
Up ahead in the distance, I saw a shimmering light
My head grew heavy and my sight grew dim
I had to stop for the night
There she stood in the doorway,
I heard the mission bell
And I was thinking to myself,
this could be heaven or this could be hell
Then she lit up a candle and she showed me the way
There were voices down the corridor,
I thought I heard them say...
Welcome to the hotel california
Such a lovely place
(such a lovely place)
Such a lovely face
Plenty of room at the hotel california
Any time of year, you can find it here
Her mind is Tiffany-twisted, she got the Mercedes Benz
She got a lot of pretty, pretty boys, that she calls friends
How they dance in the courtyard, sweet summer sweat.
Some dance to remember, some dance to forget
So I called up the captain,
please bring me my wine
He said, we haven't had that spirit here since nineteen sixty nine
And still those voices are calling from far away,
Wake you up in the middle of the night
Just to hear them say...
Welcome to the hotel california
Such a lovely place
Such a lovely face
They livin' it up at the hotel california
What a nice surprise, bring your alibis
Mirrors on the ceiling,
The pink champagne on ice
And she said we are all just prisoners here, of our own device?
And in the master's chambers,
They gathered for the feast
The stab it with their steely knives,
But they just can't kill the beast
Last thing I remember, I was
Running for the door
I had to find the passage back
To the place I was before
relax said the night man,
We are programmed to receive.
You can checkout any time you like,
But you can never leave
TẠM DỊCH
Trên đường hoang vắng trong đêm tối
Gió lạnh lùa cả vào tóc tôi
Mùi ấm nồng của colitas dâng đầy trong không khí
Và trên con đường ấy tôi trông thấy một tia sáng mờ
Tim tôi trĩu nặng và đôi mắt nhòa đi
Tôi dừng lại để nghỉ qua đêm
Một người phụ nữ đang đứng ngay ô cửa
Tôi nghe tiếng chuông báo giờ làm việc
Và tôi tự hỏi,nơi này là thiên đàng hay địa ngục
Rồi cô ta thắp lên một ngọn nến và chỉ lối cho tôi
Có những tiếng người vọng xuống từ trên hành lang
Tôi nghĩ rằng mình đã nghe họ nói:
“Chào mừng đến với khách sạn California
Thật là một nơi tuyệt diệu,thật là một bộ mặt đáng yêu
Còn rất nhiều phòng trống ở đây
Bất kỳ thời gian nào trong năm bạn sẽ luôn tìm thấy chúng nơi này
Đầu cô ta sôi sục với bao ý nghĩ,cô ấy đã lấy chiếc Mercedes Benz
Cô ta có rất nhiều chàng trai đáng yêu mà cô gọi là bạn
Họ đã cùng nhảy múa trên khoảnh sân bé nhỏ trong mùa hè ngọt ngào
Một số nhảy để nhớ,một số để tìm quên
Tôi gọi người chỉ huy: Xin mang cho tôi rượu
(Anh ta nói: )
Chúng tôi không có thứ ấy ở đây kể từ năm 1969
Và rồi những giọng nói từ nơi xa thẳm
Vẫn đánh thức tôi vào lúc nửa đêm
Tôi nghe họ nói rằng:
“Chào mừng đến với khách sạn California
Thật là một nơi tuyệt vời,thật là một bộ mặt dễ coi
Họ đang sống phung phí tại khách sạn này
Thật là một sự ngạc nhiên đáng yêu,mang cho bạn những cớ nhằm cáo lỗi
Những tấm kiếng trên trần nhà,màu hồng của rượu vang ánh lên trong những viên đá
Và cô ta nói:
Tất cả chúng ta ở đây chỉ là tù nhân cho những toan tính trong đầu mình
Và trong buồng ngủ của kẻ cầm đầu,họ tụ tập nhau để cùng dự tiệc
Họ đâm nhau bằng những con dap thép,nhưng họ không thể giết chết con quái vật trong con tim họ
Điều sau cùng tôi hãy còn nhớ được
Là tôi đã chạy về hướng cửa ra vào
Tôi phải tìm hành lý để trở về nơi tôi đã ra đi
Một người đàn ông thư giãn trong đêm bảo rằng:
Chúng tôi đã được lên chương trình để nhận
Anh có thể trả phòng bất cứ khi nào anh muốn
Nhưng anh sẽ không bao giờ có thể rời khỏi đây...
******
Một vài điều thú vị
- Có một khách sạn ở Mexico được đặt tên là Hotel California dựa theo bài hát của Eagles.
- Cấu trúc vòng hợp âm của "Hotel California" được xem là copy lại của
ca khúc năm 1969 của Jethro Tull mang tên "We Used to Know". Hai nhóm
Eagles và Tulls cùng đi tour với nhau trước khi phát hành " Hotel
California" nên giả thuyết Eagles "mượn" vòng hợp âm của Jethro Tull cho
bài hát của mình càng có cơ sở. Tuy nhiên cả hai ban nhạc đều từ chối
bình luận về sự giống nhau này.
- Phần guitar solo của "Hotel California" được chơi bởi Don Felder và Joe Walsh và giọng ca chính là tay trống Don Henley.
- "Hotel California" được tạp chí Rolling Stones xếp hạng 49 trong tổng số 500 ca khúc định hình Rock and Roll.
- Có nhiều bản cover "HC" trong đó có phiên bản theo điệu flamenco của nhóm Gypsy Kings, phiên bản reggae của Bob Marley và phiên bản phong cách Latin của chính Don Henley với dàn kèn đồng chơi lại phần guitar solo năm 2001.
- Một huyền thoại nữa về bìa album "Hotel California" là bóng người bên cửa sổ là một bóng ma. Khi những người thiết kế bìa đĩa chụp hình thì bóng người không có ở đấy, nhưng đến khi rửa hình ra thì bóng người mới xuất hiện. Người ta tin rằng đó là hồn ma của một người đã chết trong khách sạn tại căn phòng đó.
- Phần guitar solo của "Hotel California" được chơi bởi Don Felder và Joe Walsh và giọng ca chính là tay trống Don Henley.
- "Hotel California" được tạp chí Rolling Stones xếp hạng 49 trong tổng số 500 ca khúc định hình Rock and Roll.
- Có nhiều bản cover "HC" trong đó có phiên bản theo điệu flamenco của nhóm Gypsy Kings, phiên bản reggae của Bob Marley và phiên bản phong cách Latin của chính Don Henley với dàn kèn đồng chơi lại phần guitar solo năm 2001.
- Một huyền thoại nữa về bìa album "Hotel California" là bóng người bên cửa sổ là một bóng ma. Khi những người thiết kế bìa đĩa chụp hình thì bóng người không có ở đấy, nhưng đến khi rửa hình ra thì bóng người mới xuất hiện. Người ta tin rằng đó là hồn ma của một người đã chết trong khách sạn tại căn phòng đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét